HIV/AIDS - Những điều bạn cần biết


        1. HIV/AIDS là gì?
HIV là tên viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV lây nhiễm và tấn công các tế bào trong hệ thống miễn dịch như đại thực bào, tế bào lympho T khiến cơ thể không thể chống lại các bệnh cơ hội khác.
AIDS là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của nhiễm HIV. Người mắc AIDS có số lượng tế bào bạch cầu rất thấp và hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu không điều trị, nhiễm HIV sẽ tiến triển thành AIDS trong khoảng 10 năm.
2. Nguyên nhân, đường lây truyền
HIV là bệnh do virus HIV gây ra, đây là virus thuộc họ retroviridae, HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác qua 3 con đường chính sau đây:
Quan hệ tình dục không an toàn: Bị máu, tinh dịch hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng, chủ yếu là do không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Qua đường máu: Dùng chung kim tiêm, các vật sắc nhọn có dính máu của người nhiễm HIV, truyền máu từ người nhiễm HIV.
Từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus sang con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú. 
HIV không lây qua tiếp xúc thông thường như ôm hôn xã gia, bắt tay,..
HIV không lây qua ăn chung, dùng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, ở cùng nhà, ngồi cùng phương tiện giao thông
HIV không lây truyền do côn trùng cắn, đốt, chích hay súc vật cắn.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc HIV
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS nếu không biết cách phòng tránh. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ cao hơn ở những người quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STIs), dùng chung kim tiêm.
Khi nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS, cần đến ngay cơ sở y tế, phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện để được hướng dẫn, tư vấn và xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để khẳng định có nhiễm HIV hay không.
4. Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
- Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:
+ Sống chung thủy cả hai phía.
+ Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người.
+ Không quan hệ tình dục với người bán dâm, mua dâm.
+ Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.
- Phòng lây nhiễm qua đường máu:
+ Không tiêm chích ma túy.
+ Sử dụng bơm kim tiêm sạch 1 lần.
+ Dùng riêng bàn chải đánh răng, dao cạo râu và các vật sắc nhọn.
+ Tiệt trùng đúng cách các dụng cụ xuyên chích qua da bằng cách đun trong nước sôi 20 phút.
+ Sử dụng găng tay, kính mắt khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của người nhiễm
HIVAIDS.
- Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:
+ Các cặp vợ chồng nên xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi kết hôn hoặc khi quyết định có thai hoặc khi đã có thai.
- Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần đến các cơ sơt y tế để được tư vấn và dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
5. Điều trị người nhiễm HIV/AIDS
- Điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) làm ức chế sự nhân lên của vi rút. Nhờ vậy, giúp người nhiễm HIV tiếp tục sống khỏe mạnh, lâu dài như mọi người.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV sớm và tuân thủ điều trị tốt cũng có tuổi thọ tương đương với người không nhiễm HIV.
- Điều trị bằng ARV sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Thuốc ARV làm ức chế sự nhân lên của HIV và kìm hãm lượng HIV trong máu ở mức thấp nên làm giảm khả năng lây nhiễm HIV từ người nhiễm sáng người chưa nhiễm HIV.
6. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV 
- Đối với cộng đồng:
+ Không xa lánh và phân biệt đổi xử với người nhiễm.
+ Tạo điều kiện để người nhiễm có thông tin, kiến thức và thực hành về dự phòng lây nhiễm HIV.
+ Giúp đỡ và hỗ trợ việc làm cho người nhiễm.
- Đối với gia đình:
+ Khuyến khích người nhiễm HIV tiếp tục lao động, học tập, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và tự chăm sóc bản thân.
+ Đưa người nhiễm HIV đến các cơ sở y tế để được chăm sóc, tư vấn hỗ trợ điều trị.
- Đối với người nhiễm HIV:
+ Cần thông báo cho vợ, chồng, bạn tình, cha mẹ, người thân về tình trạng bệnh của mình.
+ Chủ động sống hòa nhập với mọi người xung quanh.

Năm 2024, tháng hành động phòng chống HIV/AIDS diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2024, với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”

 

UBND huyện Vĩnh Linh                                                                                                                                                                                    Bộ y tế                                                                                                                                                                                                 Cục y tế dự phòng                                                                                                                                                                                       Cục quản lý khám chữa bệnh                                                                                                                                                                              Sở y tế Quảng Trị                                                                                                                                                                                       Viện vệ sinh dịch tễ trung ương                                                                                                                                                                         Viện dinh dưỡng                                                                                                                                                                                         Trung tâm truyền thông GD&SK Trung Ương                                                                                                                                                                 Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị                                                                                                                                                             Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị